image banner
Nghị quyết số 49/NQ-HĐND về công tác phòng, chống mại dâm đến năm 2025 trên địa bàn thành phố

 

Ngày 08/12/2023, Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 49/NQ-HĐND về công tác phòng, chống mại dâm đến năm 2025 trên địa bàn thành phố, các chỉ tiêu cụ thể:

100% xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong công tác phòng, chống mại dâm; thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan thông tin báo chí thành phố; Trang thông tin của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội/Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội ít nhất một tháng một lần.

Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, 60% người lao động tại các khu công nghiệp, 70% học sinh, sinh viên các trường Đại học, Trung học phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm.

100% các quận, huyện xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm; lồng ghép nhiệm vụ phòng chống mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người, phòng chống HIV/AIDS.

100% tin báo, tố giác, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại và xử lý kịp thời; tổ chức kiểm tra (theo kế hoạch và đột xuất) ít nhất 20% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn; đến năm 2025 đạt 100% các cơ sở được kiểm tra ít nhất một lần.

100% người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng.

Ít nhất 70% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ cấp thành phố và 50% ở cấp huyện, xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm.

Đối tượng áp dụng: Các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ phòng, chống mại dâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thời gian thực hiện: Đến năm 2025.

Các nhiệm vụ trọng tâm

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm.

Triển khai các mô hình về hỗ trợ giảm hại trong phòng, chống mại dâm khi có hướng hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.

Các giải pháp thực hiện

Giải pháp hoàn thiện thể chế: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về phòng, chống mại dâm, trong đó chú trọng đến các yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán, trình độ nhận thức của từng bộ phận dân cư; cụ thể hoá trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tệ nạn mại dâm thuộc phạm vi quản lý.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về mại dâm. Đề xuất các chính sách phòng ngừa, bảo vệ người chưa thành niên đối với hoạt động mại dâm; bảo đảm phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm, các hoạt động tội phạm liên quan đến mại dâm.

Giải pháp về tổ chức thực hiện: Đề nghị các cấp ủy đảng đưa chương trình phòng, chống mại dâm vào văn kiện, Nghị quyết và chiến lược phát triển kinh tế xã hội; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả phòng, chống mại dâm ở địa phương, đơn vị.

Tăng cường sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo 799 thành phố đối với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc triển khai công tác phòng, chống mại dâm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Ủy ban nhân dân các cấp phải đưa công tác phòng, chống mại dâm là một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm với chương trình an sinh xã hội; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người.

Giải pháp về nguồn lực: Tập trung chỉ đạo thực hiện ở các khu vực trọng điểm và ưu tiên nguồn lực cho các khu vực này; huy động nguồn lực, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng vào các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các tổ chức xã hội, các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia công tác hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm./.

TIN MỚI NHẤT
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0